welcome you

hãy là cánh cửa sổ để đón cơn gió mới
hãy là mặt nước trong xanh để gợn những ngọn sóng của tâm hồn

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

CẢM NHẬN CỦA EM VỀ NGƯỜI ĐÀN BÀ TRONG CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

    Giã từ những khẩu súng ngoài chiến trường, nhân dân ta lại trở về với công việc  mưu sinh thường ngày, bắt đầu một cuộc sống mới, hành trình mới. Nhà văn Nguyễn Minh Châu cũng vậy. Kết thúc thời chiến tranh chống Đế quốc Mĩ của toàn dân tộc, trong tác phẩm của ông là những con người anh hùng, thì trong thời bình, vào thập kỉ 80, từ cảm hứng sử thi, ông chuyển sang cảm hứng triết luận đời thường, thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc, con người trong công cuộc mưu sinh, kiếm tìm hạnh phúc và hoàn thiện bản thân, nhân cách. Và sự chuyển biến sâu sắc đó được thể hiện qua nhân vật người đàn bà trong "Chiếc thuyền ngoài xa". Người đàn bà ấy  là một phản ánh số phận của người phụ nữ hàng chài, thể hiện sự nhân đạo của tác giả.
    Đội lớp một người đàn bà xấu xí, thô kệch  là tâm hồn của một người mẹ thương con, một người vợ chung thủy. Thoạt đầu, người đàn bà ấy xuất hiện: "Người đàn bà trạc ngoài bốn mươi, một thân hình quen thuộc của người đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt. Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ". Theo cảm nhận diễn biến bình thường của con người, thì ắc hẳn người đàn bà này không phải là người tốt. Nhưng! Khị bị người đàn ông quất tới tấp vào mình, người đàn bà vẫn không thề chống trả, không kêu la, không van xin. Tại sao vậy? Vì người đàn bà ấy có lỗi với người đàn ông này chăng. Cả những người đọc và nghệ sĩ Phùng  đều như nín lặng trước cảnh tượng hiện ra lúc ấy. Chỉ vì một lí do đơn giản là để cho người đàn ông ấy trút cơn giận.  "Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng". Những lúc như vậy, người đàn bà ấy có thể bỏ người người đàn ông hung tàn và độc dữ đó. Nhưng người đàn bà đã không làm như vậy, vì những đứa con của mình. Người đàn bà ấy chấp nhận cam chịu để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Chắc có lẽ là người đàn bà ấy cho đó là lẽ đương nhiên, chỉ đơn giản bởi trong cuộc sống mưu sinh  đầy cam go trên chiếc thuyền ngoài biển xa cần có một người đàn ông khỏe mạnh và biết nghề, chỉ vì những đứa con của bà cần được sống và lớn lên. Và bây giờ, những gì chúng ta thấy là một người mẹ với tình thương con vô hạn, sẵn sàng gánh chịu những đau đớn thể xác vì những đứa con của mình. Thật không thể đánh giá một con người chỉ bằng bề ngoài của họ. Qua người đàn bà này, Nguyễn Minh Châu muốn nói, cuộc đời vẫn luôn tồn tại những mâu thuẫn phức tạp, đằng sau cái đẹp là cái ác, cái xấu. Nhà văn khẳng định đừng nhầm lẫn hiện tượng với bản chất, giữa hình thức bên ngoài với nội dung bên trong. Nhìn cuộc đời không nên phiến diện mà phải đa chiều. Còn trong tòa án, trong cuộc đàm thoại với Đẩu và Phùng, người đàn bà ấy bỗng biến thành một người khác: "Chỉ mấy lời mào đầu ấy, người đàn bà đã mất hết cái vẻ ngoài khúm núm, sợ sệt. Điệu bộ khác, ngôn ngữ khác". Và người đàn bà chung thủy ấy được bộc lộ rõ nhất qua chi tiết: "Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó". Người đàn bà ấy thật qua cao thượng, trái ngược với vẻ bề ngoài của mình. Tình thương con đã giúp bà vượt lên tất cả: "...đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có một người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng  đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa...phải sống cho con chứ không thể sống cho mình...".Suy nghĩ ấy khiến bà đủ sức âm thầm chịu đựng mọi nỗi khốn khổ;..tình thương con cũng như nỗi đau, cũng như cái sự thâm trầm trong việc thấu hiểu các lẽ đời hình như mụ chẳng bao giờ để lộ rõ rệt ea bên ngoài. Một sự cam chịu nhân nhục như thế thật đáng để chia sẻ, cảm thông. Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng của biết bao người phụ nữ Việt Nam, nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha, đức hi sinh.
      Qua câu chuyện của người đàn bà, tác giả càng làm cho chúng ta hiểu rằng: "Phải nhìn nhận sự việc một cách đa chiều, không nên phiến diện. Vì sau lưng cái đẹp luôn tồn tại cái xấu, cái ác, mặt trái của đạo  đức chính là sự thật đầy phũ phàng . Không nên nhầm lẫn giữa hiện tượng và bản chất. Không nên bị lu mờ bởi vóc dáng thô kệch của người đàn bà hàng chài mà che khuất đi một người phụ nữ chung thủy, giàu đức hi sinh. Và trong cuộc sống này cũng vậy. Đôi khi nhiều sự việc hiển hiện trước mắt ta nhưng đó không phải là nguồn gốc của sự thật. Con người càng muốn hướng tới cái chân-thiện-mĩ thì càng phải đánh đổ những hiện tượng tầm thường