welcome you

hãy là cánh cửa sổ để đón cơn gió mới
hãy là mặt nước trong xanh để gợn những ngọn sóng của tâm hồn

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

MỸ PHẨM AVON (chất lượng cao)













MỸ PHẦM-LÀM ĐẸP





RAO VẶT (kiếm tiền không giới hạn)

CÔNG TY MỸ PHẨM AVON (công nghệ Mỹ chất lượng cao)
Cần tuyển gấp 50 đại diện Bán hàng Bình Định&Tuy Hòa
Điều kiện
-Nam hoặc Nữ
-Tuổi từ 18 trở lên
-Không cần kinh nghiệm/ sẽ được huấn luyện sau khi gia nhập
Quyền lợi
-Thu nhập không giới hạn
-Được học các lớp trang điểm : chăm sóc da miễn phí (với phương châm làm đẹp-vui vẻ-kiếm tiền)
Liên hệ ngay Văn phòng Đại diện Avon duy nhất Bình Định&Tuy Hòa
Chị Linh: 0935709793
Khi đến cần đem theo 2 hình 3x4 và 1 CMND photo

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

CẢM NHẬN CỦA EM VỀ NGƯỜI ĐÀN BÀ TRONG CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

    Giã từ những khẩu súng ngoài chiến trường, nhân dân ta lại trở về với công việc  mưu sinh thường ngày, bắt đầu một cuộc sống mới, hành trình mới. Nhà văn Nguyễn Minh Châu cũng vậy. Kết thúc thời chiến tranh chống Đế quốc Mĩ của toàn dân tộc, trong tác phẩm của ông là những con người anh hùng, thì trong thời bình, vào thập kỉ 80, từ cảm hứng sử thi, ông chuyển sang cảm hứng triết luận đời thường, thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc, con người trong công cuộc mưu sinh, kiếm tìm hạnh phúc và hoàn thiện bản thân, nhân cách. Và sự chuyển biến sâu sắc đó được thể hiện qua nhân vật người đàn bà trong "Chiếc thuyền ngoài xa". Người đàn bà ấy  là một phản ánh số phận của người phụ nữ hàng chài, thể hiện sự nhân đạo của tác giả.
    Đội lớp một người đàn bà xấu xí, thô kệch  là tâm hồn của một người mẹ thương con, một người vợ chung thủy. Thoạt đầu, người đàn bà ấy xuất hiện: "Người đàn bà trạc ngoài bốn mươi, một thân hình quen thuộc của người đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt. Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ". Theo cảm nhận diễn biến bình thường của con người, thì ắc hẳn người đàn bà này không phải là người tốt. Nhưng! Khị bị người đàn ông quất tới tấp vào mình, người đàn bà vẫn không thề chống trả, không kêu la, không van xin. Tại sao vậy? Vì người đàn bà ấy có lỗi với người đàn ông này chăng. Cả những người đọc và nghệ sĩ Phùng  đều như nín lặng trước cảnh tượng hiện ra lúc ấy. Chỉ vì một lí do đơn giản là để cho người đàn ông ấy trút cơn giận.  "Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng". Những lúc như vậy, người đàn bà ấy có thể bỏ người người đàn ông hung tàn và độc dữ đó. Nhưng người đàn bà đã không làm như vậy, vì những đứa con của mình. Người đàn bà ấy chấp nhận cam chịu để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Chắc có lẽ là người đàn bà ấy cho đó là lẽ đương nhiên, chỉ đơn giản bởi trong cuộc sống mưu sinh  đầy cam go trên chiếc thuyền ngoài biển xa cần có một người đàn ông khỏe mạnh và biết nghề, chỉ vì những đứa con của bà cần được sống và lớn lên. Và bây giờ, những gì chúng ta thấy là một người mẹ với tình thương con vô hạn, sẵn sàng gánh chịu những đau đớn thể xác vì những đứa con của mình. Thật không thể đánh giá một con người chỉ bằng bề ngoài của họ. Qua người đàn bà này, Nguyễn Minh Châu muốn nói, cuộc đời vẫn luôn tồn tại những mâu thuẫn phức tạp, đằng sau cái đẹp là cái ác, cái xấu. Nhà văn khẳng định đừng nhầm lẫn hiện tượng với bản chất, giữa hình thức bên ngoài với nội dung bên trong. Nhìn cuộc đời không nên phiến diện mà phải đa chiều. Còn trong tòa án, trong cuộc đàm thoại với Đẩu và Phùng, người đàn bà ấy bỗng biến thành một người khác: "Chỉ mấy lời mào đầu ấy, người đàn bà đã mất hết cái vẻ ngoài khúm núm, sợ sệt. Điệu bộ khác, ngôn ngữ khác". Và người đàn bà chung thủy ấy được bộc lộ rõ nhất qua chi tiết: "Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó". Người đàn bà ấy thật qua cao thượng, trái ngược với vẻ bề ngoài của mình. Tình thương con đã giúp bà vượt lên tất cả: "...đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có một người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng  đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa...phải sống cho con chứ không thể sống cho mình...".Suy nghĩ ấy khiến bà đủ sức âm thầm chịu đựng mọi nỗi khốn khổ;..tình thương con cũng như nỗi đau, cũng như cái sự thâm trầm trong việc thấu hiểu các lẽ đời hình như mụ chẳng bao giờ để lộ rõ rệt ea bên ngoài. Một sự cam chịu nhân nhục như thế thật đáng để chia sẻ, cảm thông. Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng của biết bao người phụ nữ Việt Nam, nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha, đức hi sinh.
      Qua câu chuyện của người đàn bà, tác giả càng làm cho chúng ta hiểu rằng: "Phải nhìn nhận sự việc một cách đa chiều, không nên phiến diện. Vì sau lưng cái đẹp luôn tồn tại cái xấu, cái ác, mặt trái của đạo  đức chính là sự thật đầy phũ phàng . Không nên nhầm lẫn giữa hiện tượng và bản chất. Không nên bị lu mờ bởi vóc dáng thô kệch của người đàn bà hàng chài mà che khuất đi một người phụ nữ chung thủy, giàu đức hi sinh. Và trong cuộc sống này cũng vậy. Đôi khi nhiều sự việc hiển hiện trước mắt ta nhưng đó không phải là nguồn gốc của sự thật. Con người càng muốn hướng tới cái chân-thiện-mĩ thì càng phải đánh đổ những hiện tượng tầm thường

Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2011

Văn chương có loại đáng thờ, có loại không đáng thờ

Trong nghệ thuật có rất nhiều quan niệm về văn chương, trong đó có cả những quan niệm tích cực và cả những quan niệm tiêu cực. Nam Cao cho rằng: "Văn chương là những tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than". Trường Chinh lại viết: "Tác phẩm văn nghệ phải thể hiện sự sống thật hơn là sự sống bình thường, cô đọng hơn, khái quát hơn, cao hơn cuộc sống". Còn Nguyễn Văn Siêu, ông lại cho rằng: "Văn chương có loại đáng thờ, có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người". Khi nhận xét, đánh giá về một quna niệm, ý kiến, chúng ta cần tìm hiểu tổng quát, trong cái sai có cái đúng và trong cái đúng có cái sai. Trong câu nói của Siêu cũng vậy, để hiểu chúng ta rõ chúng ta buộc phải tìm hiểu cặn kẽ và thấu đáo thì mới thấy hết được những ý nghĩa sâu xa trong nó.
Nguyên Văn Siêu là một văn sĩ có tài, là bạn thân của Cao Bá Quát, từng được người đời tôn là "Thần Siêu, Thánh Quát". Quan niệm của Siêu không đơn giản chỉ là một quan niệm văn chương, mà nó còn là một quan niệm trong cuộc sống, trong tính cách của con người. Và đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu "Văn chương chuyên chú ở văn chương là như thế nào? Văn chương chuyên chú ở con người là như thế nào?" Theo Siêu, văn chương chỉ chuyên chú ở văn chương là loại văn chương không đáng thờ, là loại văn chương không chân chính, văn chương mà tác giả không xem trọng. Đây là loại văn chương lấy nghệ thuật làm mục đích, làm động lực, chỉ chú ý trau chuốt về hình thức nghệ thuật (ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu,...) mà không quan tâm đến đời sống hiện thực của con người. Còn loại văn chương chuyên chú ở con người là loại văn chương đáng thờ, là văn chương chân chính, văn chương mà tác gia xem trọng. Đây là những tác phẩm lấy con người và đời sống con người làm trọng tâm, mục đích, động lực sáng tác. Mọi dụng công nghệ thuật đều được chi phối bởi nội dung hướng tới đời sống con người. Chúng ta bắt gặp văn chương chân chính ở Nam Cao: "Văn chương làm cho người gần người hơn". Lỗ Tấn: "Vọt lên từ suối là nước, từ tim người là máu". Như vậy, chung ta có thể khẳng định câu nói của Siêu rằng: Văn chương có giá trị là văn chương lấy đề  tài cảm hứng  từ con người và vì con người. Ông phân định rạch ròi văn chương ra thành hai loại: văn chương đáng thờ và văn chương không đáng thờ. Việc phân loại như vậy động nghĩa với việc Siêu thẳng thắn phủ nhận loại văn chương không đáng thờ-loại văn chương chỉ lo trau chuốt hình thức mà nội dung thì trống rỗng, không có nghĩa gì. Văn chương là gì nếu nó không nói lên đời sống hiện thực của con người? Cũng giống như một ngôi nhà, văn chương không phải là việc xây những bức tường thật cao, mà điều cần nhất chính là cái móng vững chắc, Như Nam Cao đã từng nói: "Văn chương không cần đến sự khéo tay, làm theo một cái khuôn mẫu. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra những gì chưa có. Cao Bá Quát  đương thời từng nói:
     "Đáng phàn nàn cho ta đóng cửa là gọt giũa câu văn
     Lải nhải nhai lại từng câu từng chữ
     Có khác chi con sâu đo muốn đo cả đất trời?"
    (Đề sát viện Bùi Công, yên đài anh ngữ khúc hậu)
Thứ văn chương chỉ áp dụng khuôn mẫu, không đào sâu khám phá thì có khác chi một con sâu ngông cuồng có những ý nghĩ lố bịch, ngạo mạn. Một khi văn chương không giao cảm với đời, không đi sâu vào đời sống con người thì văn chương đó chỉ là cái xác mà không có hồn, chỉ là loại văn chương nhạt nhẽo, bủng  beo, cùng lắm thì cũng chỉ là những vật dùng để trưng bày. Họ Cao cho đó là "đồ trẻ con", là sản phẩm của một đôi tay khéo léo nhưng trong tâm hồn thì rỗng tuếch và giả dối. Anh đóng cửa để nghiền ngẫm, suy nghĩ ra những từ ngữ cầu kì, cao quí để hoàn thành tác phẩm của mình, tác phẩm mà anh gọi đó là nghệ thuật. Nhưng anh ơi! anh có biết rằng nghệ thuật mà anh đeo đuổi chính là cuộc sống ngoài kia, một cuộc sống muôn màu muôn vẻ, có cả nụ cười và nước mắt. Anh có biết rằng:
           Bài thơ anh làm chỉ có một nửa mà thôi
           Còn một nửa do mùa thu là lấy.
                                              (Chế Lan Viên)
Nếu như cứ hì hục viết chiến tranh và hòa bình mà không nếm trải chiến trường thực sự thì liệu L.Tonxtoi có trở nên vĩ đại bởi kiệt tác Chiên tranh và hòa bình hay không? Nếu không trải qua 20 năm lưu lạc thì Nguyễn Du có một Đoạn trường tân thanh hay không?
Không Tử từng dạy học trò: "từ đạt nhi dĩ hí", nghĩa là văn từ cần đạt mà thôi, điều quan trọng là cái tâm của người viết, nghĩa là thực tế, phải sống trong cuộc đời. Quan niệm của Siêu cũng giống như văn học hiện thực Việt Nam vào giai đoạn 1930-1945, lấy con người làm chủ thể sáng tạo, ngòi bút xoáy sâu vào đời sống con người. M.Gorki: "Văn học là nhân học. Cuộc đời vốn là những giông tố ngày đêm xô dập vào con người, vào lương tâm của mọi thời đại (Balzac). Bùi Huy Bích, học trò của Lê Quý Đôn, đã từng viết: Người quân tử đời sau biết chăm học chỉ học hỏi để sửa mình rồi dần dần trở thành người có văn chương, ấy là người bậc nhất. Những người tập làm văn chương rồi thấy được nghĩa lí trong đó, là bậc thứ hai. Còn hạng bét thì chỉ biết văn chương mà thôi. Khi đọc tác phẩm Chí Phèo, chúng ta ấn tượng ngay Chí là một thằng bợm rượu

Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2011

Nữ hoàng và nước mắt

Hôm đó tôi đi mua hoa tặng người ấy nhân ngày 8-3, tôi vui lắm, vì hồi giờ chỉ có người ấy là lo lắng cho tôi trong mọi việc mà tôi lại chưa thể đáp lại, nên tôi mong sẽ chứng minh được tình cảm của tôi với người ấy trong dịp này. Đối với tôi, tình cảm là cái vô cùng thiêng liêng và đáng quí, nhưng trong túi tôi chỉ có một ít tiền. Tôi muốn tặng cho người ấy một bó hoa thật to và đẹp, nhưng xem ra không thể. Tôi dạo ra chợ và hỏi thử giá ở một vài cửa hàng, ôi chao, bó nào cũng trên trăm ngàn. Biết người ấy thích hoa nên tôi chỉ chú tâm vào việc mua hoa chứ không mua những món quà khác. Người ấy không đòi hỏi cũng không nhắc nhở, vì thế tôi càng muốn tặng hoa cho người ấy. Tôi cố tìm cách xoay sở để mua bằng được một bó hoa, tôi xin trước ba tôi tiền ăn sáng bốn ngày. Và cuối cùng tôi cũng đã có đủ tiền. Tôi dự định sẽ mua vào ngày mai. Tối hôm đó, người ấy nhắn tin cho tôi, đọc mà cảm thấy tâm hồn tôi xao động hơn.
"Tui thích hoa hồng vì nó đẹp, và tui cũng mong Quyên tặng cho tui một bó hoa hồng thật lớn. Nhưng đó chỉ là mong ước mà thôi, còn trong thâm tâm, tui mong Quyên tặng cho tui một bông hoa loa kèn, chỉ cần một bông thôi là đủ rồi. Quyên có biết hoa loa ken tượng trưng cho gì hok, hoa hồng đẹp vì nó kiêu sa, còn hoa loa ken thì tượng trưng cho sự đau thương, tui nghĩ nếu như trong tình yêu, trong cuộc sống mà chỉ có sự đẹp đẽ thì nó giả tạo lắm, nên cần phải nêm vào đó một chút sự đau khổ, đau thương thì mới quí trọng nhau được, Quyên đừng nghĩ là tui chảnh không cần mà tui mong trong tương lai, giữa em và anh sẽ mãi bền chặc, sẵn sàng vượt qua đau khổ trước mắt, em không cần những thứ xa hoa đó đâu".
Đó, nó nói với tui như vậy đó